
Nhân lễ hội Ok-om-boc của người kh'me Nam Bộ đang diễn ra, Dulichbui's Blog xin gửi đến các bạn bài viết giới thiệu về lễ hội này của tác giả: Trần Thế Vinh.
Lễ cúng trăng (Sompia préas khe) là Lễ tôn giáo trong năm tại các chùa dân tộc Khmer Bảy Núi, vào đêm rằm tháng 10 âm lịch. Gắn liền với lễ cúng trăng là lễ cổ truyền Ok – Om – Boc. Theo Trần Văn Bổn, trong sách “Một số lễ tục dân gian người Khmer ĐBSCL” thì Lễ cúng trăng được xem là lễ chính trong lễ hội Ok – Om – Boc cổ truyền của người Khmer ở Nam bộ.
Trước khi chờ trăng lên – Tà - À cha và những người phật tử, con sóc chọn nơi trống trải ở khuôn viên chùa hoặc tại một địa điểm trong phum sóc – người ta đào lỗ cắm 2 cây tre làm trụ và buộc 1 cây làm đà ngang dài khoảng 3 mét – hình thức giống như một cái cổng bằng tre, có trang trí hoa lá đẹp đẽ. Trên cổng người ta còn giăng một dây trầu gồm 12 lá trầu được cuốn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau gồm 7 trái được chẻ vỏ ra như hai cánh con ong, nhằm tượng trưng cho 7 ngày trong tuần. Còn theo anh Chau Kuôn, nguyên sư phó chùa Sà Lôn – Tri Tôn, hiện nay là bí thư chi bộ, trưởng ban ấp Sà Lôn, xã Lương Phi thì người ta cắt nhiều lá chuối, mỗi lá chuối trải ra có gắn 12 ngọn đèn cầy, khi cúng đốt lên và sau đó lấy lá chuối ngửa lên mặt trăng để xem hình dạng các hình thù từ đèn cầy rơi xuống lá chuối mà đoán sự tốt lành, hay xấu trong năm tới. Trước khi xem (bói) điềm tốt, xấu cho năm mới – người ta bày lên một bàn có nhiều phẩm vật hoa quả như trái dừa tươi, cốm dẹp, chuối khoai, bánh kẹo… và mời các vị sư tụng kinh, mọi người quây quần xung quanh chắp tay vái lạy, chờ trăng lên – người dân tộc gọi là Lạy trăng (Sompia spreas khe). Khi trăng lên sáng vằng vặc, một Tà - à cha đại diện làm chủ lễ lên khấn vái tỏ lòng biết ơn của phật tử, con sóc đối với mặt trăng, xin mặt trăng tiếp nhận những lễ vật và tấm lòng của phật tử dâng hiến, cho mưa thuận gió hòa, phum sóc bình yên, mùa màng tươi tốt vào năm sau.
Mặt trăng, người Khmer coi như là một vị thần. Cao siêu hơn, theo hòa thượng Chau Ty – sư cả chùa Xoài So – Tri Tôn thì Lễ cúng trăng – là nhằm tưởng nhớ đến vị Chánh Đẳng Chánh Giác, kiếp trước ngài đã hóa thân thành con thỏ và vào ngày rằm tháng mười âm lịch, con thỏ “Bồ Tát” đã làm nên việc hiến thân cho nhân lọai nên Phật tổ sai thần Indra đem hòn đá ngọc vẽ hình con thỏ lên mặt trăng, từ đó mặt trăng có mang hình dáng tựa như con thỏ. Riêng Ok – Om – Boc được gắn liền sau Lễ cúng trăng – là tỏ lòng biết ơn sau một năm lao động sản xuất có hiệu quả. Người ta lấy một ít nếp mới (nếp thu họach đầu mùa) rang chín rồi giã thành cốm dẹp, chuối chín, dừa, khoai củ, bông hoa… bày lên bàn để chờ trăng lên sẽ bắt đầu cúng – mục đích tưởng nhớ công ơn Tam bảo, ông bà, tổ tiên để xin sự cầu an, hạnh phúc. Sau khi cúng tế xong, các trẻ con, người lớn quây quần với nghi thức Ok – Om – Boc. Những đứa trẻ tham dự được các người lớn chỉ dẫn – ngửa đầu lên, há miệng ra cho các người lớn (đầu tiên là các À cha, người cao tuổi) đút cốm dẹp vào miệng trẻ như chim mẹ cho con ăn, tỏ lòng biết ơn có được một mùa thu hoạch đã thành công. Như thế, có nhiều nơi tạo ra sinh khí sinh họat rộn ràng, vui vẻ và phấn khởi.
Tóm lại, Lễ cúng trăng - Ok – Om – Boc - gắn liền thành một lễ tục tôn giáo, dân gian truyền thống từ bao đời nay ở các chùa, phum sóc dân tộc Khmer Nam bộ. Riêng vùng Tri Tôn – Bảy Núi, lễ này được chính quyền, sư sãi, chùa đứng ra tổ chức thành một lễ hội truyền thống thu hút hàng trăm lượt người đến tham dự, xem, học hỏi và cùng mừng vui với lễ tục – nhằm tỏ lòng trân trọng các phật tử, con sóc trong địa phương đã sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, đặc biệt là nếp mới, đặc sản của đồng bào dân tộc Khmer địa phương. Theo đó là cùng với việc tổ chức nghi thức lễ tôn giáo, nhằm tưởng nhớ đến vị Chánh Đẳng Chánh Giác kiếp trước đã hóa thành con thỏ “Bồ Tát”, giáo dục cho phật tử sống vì đạo pháp, vì nhân sinh nhân loại. Đây là một đặc trưng của Phật giáo Nam Tông ở Bảy Núi nói riêng.
Cũng nên nói thêm một vài chi tiết về truyền thuyết của Lễ cúng trăng - Ok – Om – Boc ở Nam bộ. Có địa phương như Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang… còn tổ chức các lễ hội phụ như đua ghe ngo, thả thuyền gió, đèn nước… Riêng truyền thuyết mà ông Trần Văn Bổn trong Một số lễ tục dân gian… thì Lễ cúng trăng cũng nhằm tưởng nhớ sự hy sinh cao đẹp của con thỏ “Bồ Tát” tên là Sôm - Banh – Đêt , là tiền kiếp của đức Phật, và được ghi trong điển tích Phật giáo. Sau khi cúng trăng xong – ông chủ lễ tập trung trẻ em lại ngồi xếp chân, chắp tay ngó về hướng mặt trăng, lấy cốm dẹp cùng với các vật cúng khác, mỗi thứ một ít, đút vào miệng chúng, còn tay kia đấm vào lưng và hỏi các cháu muốn gì. Bọn trẻ thường được dặn trước là khi được hỏi như vậy phải nói là muốn vàng bạc, châu báu, muốn được làm quan… Lúc đó, ông già khuyên bảo: Muốn giàu sang thì ráng lao động, muốn làm quan thì ráng học hành. Xong thủ tục này mọi người cùng nhau dùng các thức cúng và múa hát, sinh hoạt cả đêm rằm trăng sáng.
Mặt trăng, người Khmer coi như là một vị thần. Cao siêu hơn, theo hòa thượng Chau Ty – sư cả chùa Xoài So – Tri Tôn thì Lễ cúng trăng – là nhằm tưởng nhớ đến vị Chánh Đẳng Chánh Giác, kiếp trước ngài đã hóa thân thành con thỏ và vào ngày rằm tháng mười âm lịch, con thỏ “Bồ Tát” đã làm nên việc hiến thân cho nhân lọai nên Phật tổ sai thần Indra đem hòn đá ngọc vẽ hình con thỏ lên mặt trăng, từ đó mặt trăng có mang hình dáng tựa như con thỏ. Riêng Ok – Om – Boc được gắn liền sau Lễ cúng trăng – là tỏ lòng biết ơn sau một năm lao động sản xuất có hiệu quả. Người ta lấy một ít nếp mới (nếp thu họach đầu mùa) rang chín rồi giã thành cốm dẹp, chuối chín, dừa, khoai củ, bông hoa… bày lên bàn để chờ trăng lên sẽ bắt đầu cúng – mục đích tưởng nhớ công ơn Tam bảo, ông bà, tổ tiên để xin sự cầu an, hạnh phúc. Sau khi cúng tế xong, các trẻ con, người lớn quây quần với nghi thức Ok – Om – Boc. Những đứa trẻ tham dự được các người lớn chỉ dẫn – ngửa đầu lên, há miệng ra cho các người lớn (đầu tiên là các À cha, người cao tuổi) đút cốm dẹp vào miệng trẻ như chim mẹ cho con ăn, tỏ lòng biết ơn có được một mùa thu hoạch đã thành công. Như thế, có nhiều nơi tạo ra sinh khí sinh họat rộn ràng, vui vẻ và phấn khởi.
Tóm lại, Lễ cúng trăng - Ok – Om – Boc - gắn liền thành một lễ tục tôn giáo, dân gian truyền thống từ bao đời nay ở các chùa, phum sóc dân tộc Khmer Nam bộ. Riêng vùng Tri Tôn – Bảy Núi, lễ này được chính quyền, sư sãi, chùa đứng ra tổ chức thành một lễ hội truyền thống thu hút hàng trăm lượt người đến tham dự, xem, học hỏi và cùng mừng vui với lễ tục – nhằm tỏ lòng trân trọng các phật tử, con sóc trong địa phương đã sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, đặc biệt là nếp mới, đặc sản của đồng bào dân tộc Khmer địa phương. Theo đó là cùng với việc tổ chức nghi thức lễ tôn giáo, nhằm tưởng nhớ đến vị Chánh Đẳng Chánh Giác kiếp trước đã hóa thành con thỏ “Bồ Tát”, giáo dục cho phật tử sống vì đạo pháp, vì nhân sinh nhân loại. Đây là một đặc trưng của Phật giáo Nam Tông ở Bảy Núi nói riêng.
Cũng nên nói thêm một vài chi tiết về truyền thuyết của Lễ cúng trăng - Ok – Om – Boc ở Nam bộ. Có địa phương như Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang… còn tổ chức các lễ hội phụ như đua ghe ngo, thả thuyền gió, đèn nước… Riêng truyền thuyết mà ông Trần Văn Bổn trong Một số lễ tục dân gian… thì Lễ cúng trăng cũng nhằm tưởng nhớ sự hy sinh cao đẹp của con thỏ “Bồ Tát” tên là Sôm - Banh – Đêt , là tiền kiếp của đức Phật, và được ghi trong điển tích Phật giáo. Sau khi cúng trăng xong – ông chủ lễ tập trung trẻ em lại ngồi xếp chân, chắp tay ngó về hướng mặt trăng, lấy cốm dẹp cùng với các vật cúng khác, mỗi thứ một ít, đút vào miệng chúng, còn tay kia đấm vào lưng và hỏi các cháu muốn gì. Bọn trẻ thường được dặn trước là khi được hỏi như vậy phải nói là muốn vàng bạc, châu báu, muốn được làm quan… Lúc đó, ông già khuyên bảo: Muốn giàu sang thì ráng lao động, muốn làm quan thì ráng học hành. Xong thủ tục này mọi người cùng nhau dùng các thức cúng và múa hát, sinh hoạt cả đêm rằm trăng sáng.

0 nhận xét : Tìm hiểu lễ cúng trăng
Đăng nhận xét